Các thuốc liệt điều tiết và Mỏi mắt

Bài viết dưới đây về chủ đề điều trị mỏi mắt do điều tiết bằng các thuốc liệt điều tiết đã đề cập từ sớm trên page. Hôm nay ad xin share lại và bổ sung thêm một số điểm.

(https://nhathuocmathdhanoi.com/mydrin-p-kinh-nghiem-su-dung-vao-cac-truong-hop-moi-mat-do-dieu-tiet/)

– Hiện tượng “cận thị giả” (một tên gọi khác của tình trạng này là “co quắp điều tiết”) đặc biệt hay gặp ở trẻ nhỏ xảy ra do nhìn gần quá nhiều, dẫn đến cơ thể mi phải co lại để mắt có thể nhìn gần rõ được và nếu quá trình này kéo dài, cơ thể mi sẽ không giãn một cách tự nhiên để trở về như bình thường, khiến mắt nhanh bị mỏi, tạo ra độ khúc xạ không chính xác khi chụp trên máy, dễ dẫn đến việc nhầm tưởng là đã mắc phải cận thị và đeo kính có độ. Sau một thời gian đeo kính có độ sẽ khiến mắt bị cận thị thật sự chứ không phải là cận thị “giả” nữa.

– Mục đích của việc sử dụng các thuốc liệt điều tiết trong trường hợp này là để “thư giãn” cơ thể mi của mắt, giúp mắt có thể điều tiết bình thường trở lại, ngăn chặn nguy cơ tiến triển tật khúc xạ đặc biệt là cận thị. Trên thị trường Việt Nam có một số thuốc có tác dụng liệt điều tiết ở các mức độ khác nhau (thời gian duy trì tác dụng khác nhau).

– Thứ tự giảm dần thời gian tác dụng sẽ là (khi áp dụng với chế độ liều để giãn đồng tử):

+ Atropin nồng độ 1% và 0.5% – Liều 1 giọt 1 lần vào mỗi mắt, buổi tối trước khi ngủ (tác dụng 2-3 tuần)

+ Cyclogyl® 1% (Cyclopentolat 1%) – Liều 1-2 giọt x 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút (tác dụng 2-3 ngày)

+ Mytropin® (Atropin 0.01%) – Liều 1 giọt 1 lần vào mỗi mắt, buổi tối trước khi ngủ (tác dụng 6-8 tiếng hoặc hơn một chút – theo thực tế sử dụng)

+ Mydrin P® (Tropicamid 0.5% và Phenylephrin 0.5%) – Liều 1-2 giọt x 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút (tác dụng 4-6 tiếng).

– Về mặt lý thuyết thì thuốc nào cũng sẽ đạt được tác dụng “thư giãn” điều tiết, nhưng tác dụng giãn đồng tử tại mắt sẽ khiến cho sinh hoạt của người sử dụng trở nên bất tiện do không nhìn gần được hoặc khó nhìn gần. Một số bệnh nhân người lớn tại viện ad được chẩn đoán rối loạn điều tiết do sử dụng máy tính nhiều được kê Mytropine® (chứa Atropin 0.01%) để điều trị. Hầu hết các bệnh nhân đều than phiền là nhìn gần mờ nhiều vào buổi sáng, gặp khó khăn trong công việc nên các bác sỹ chuyển sang loại Mydrin P® thì không bệnh nhân nào bị nhìn mờ. Về mặt cải thiện chức năng điều tiết khi kiểm tra bằng máy đo biên độ điều tiết thì khoảng 2 tuần đến 1 tháng sau khi dùng, biên độ điều tiết trở về bình thường, đa số bệnh nhân cảm thấy đỡ căng tức mắt hơn nhưng cũng có một số bệnh nhân không thấy cải thiện nhiều (những bệnh nhân này làm việc máy tính liên tục 10-12 tiếng/ngày).

– Ngược lại, việc sử dụng Mytropine® (Atropin 0.01%) hoặc Mydrin-P® trên bệnh nhân trẻ tuổi (từ 6-15 tuổi) lại chưa thấy người nhà bệnh nhân phản hồi về tình trạng nhìn gần mờ này. Tuy nhiên, một số trường hợp được kê Atropin 0.5% nhỏ mắt (ở các viện khác) với mục đích điều trị rối loạn điều tiết khi đến viện ad kiểm tra thì đều thông báo con họ nhìn gần mờ, không học được. Nhiều khả năng Mytropine® và Mydrin-P® vẫn còn chút tác dụng vào buổi sáng nhưng trẻ nhỏ chưa nhận thức được hoặc không bị ảnh hưởng nhiều khi nhìn gần nên không kêu ca gì. Tác dụng cải thiện chức năng điều tiết rõ ràng hơn so với người lớn khi đo bằng máy đo biên độ điều tiết.

– Việc sử dụng các thuốc liệt điều tiết trên với chế độ liều như nào và chọn loại nào sẽ tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân và kinh nghiệm của bác sỹ nhãn khoa nên mọi người không tự ý sử dụng để tránh gặp phải những tác dụng phụ không chỉ tại mắt mà còn cả trên toàn thân như tim mạch, da, thần kinh… Ngoài ra, các thuốc hỗ trợ trực tiếp giảm mỏi điều tiết như Sancoba® (chứa vitamin B12), Minndrop® (chứa Allantoin, Chondroitin…) và V.Rohto Vitamin (loại này an toàn nhất trong các dòng V.Rohto nhưng vẫn không nên dùng kéo dài do chứa chất chống sung huyết clorpheniramin) đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu ngay lập tức khi đang học tập và làm việc.

– Tóm lại, dù bạn đang dùng thuốc gì thì chế độ sinh hoạt và làm việc của bạn mới là yếu tố quyết định đến hiệu quả của thuốc cũng như kết quả điều trị giảm mỏi mắt do điều tiết.

Nhà thuốc chuyên khoa mắt Hà Nội có bán một số thuốc có tác dụng liệt điều tiết:

+ Mydrin-P® (Lọ 10ml chứa Tropicamid 0.5% và Phenylephrin 0.5%) của hãng Santen, sản xuất tại Nhật. Giá bán: 72.000đ. Giá nhập (giá trúng thầu toàn quốc): 67.500đ.

+ Mytropine® (Lọ 10ml chứa Atropin sulfat 0.01%) của hãng Indiana Ophthalmics, sản xuất tại Ấn Độ. Giá bán: 163.000đ (đăng ký dưới dạng vật tư y tế).

+ Atropin 0.5% lọ 2ml nhỏ mắt do bệnh viện mắt Trung Ương pha chế, có hạn sử dụng 3 tháng tính từ ngày pha chế. Giá bán: 6.400đ.

+ Nhà thuốc không bán Cyclogyl® 1% 15ml.

Xin cảm ơn quý khách đã đọc bài và mong nhận được nhiều sự chia sẻ của mọi người.

Ths. Ds. Trần Hải Đông

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

lovemama.vn/hoi-dap