PILO Drop chứa pilocarpin hydroclorid 2% lọ 5ml có số đăng ký thuốc: 893110735424
Rx – Thuốc kê đơn
A. Thành phần
Mỗi ml PILO Drop chứa:
- Hoạt chất: pilocarpin hydroclorid 2% (w/v) tương đương Pilocarpin 1.7% (w/v)
- Tá dược: benzalkonium clorid, ethylendiamin, tetraacetic acid (EDTA), hydromellose, acid citric monohydrat, natri citrat dihydrat, nước tinh khiết vừa đủ.
B. Dạng bào chế
- Dung dịch nhỏ mắt
- Mô tả: dung dịch trong suốt, không có tiểu phân quan sát được bằng mắt thường. pH: 3.5-5.5
C. Chỉ định:
- Tăng nhãn áp góc mở mạn tính
- Tăng nhãn áp góc đóng cấp tính, sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các thuốc khác để làm giảm áp lực nội nhãn trước khi điều trị phẫu thuật.
- Các trường hợp cần co đồng tử: dùng để chống lại tác dụng của các thuốc nhỏ mắt giãn đồng tử và liệt thể mi.
D. Liều dùng và cách dùng:
D.1 Người lớn (bao gồm cả người cao tuổi):
- Trong điều trị tăng nhãn áp góc mở mãn tính: 1-2 giọt mỗi 6 giờ hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
- Sử dụng trước khi phẫu thuật cho các đợt điều trị tăng nhãn áp góc đóng cấp tính: 1 giọt mỗi 5 phút cho đến khi có tác dụng hoặc theo chỉ định của bác sỹ.
- Co đồng tử: 1 giọt mỗi 5 phút cho đến khi có tác dụng hoặc theo chỉ định của bác sỹ.
D.2 Trẻ em
- Nồng độ lên đến 2% có thể được sử dụng an toàn ở trẻ em. Điều trị nên bắt đầu với liều thấp nhất, sau đó tùy thuộc vào đáp ứng lâm sàng và khả năng dung nạp, liều có thể tăng lên đến liều tối đa cho người lớn.
E. Cách dùng
- Nhỏ thuốc PILO Drop vào túi kết mạc.
F. Chống chỉ định:
- Quá mẫn bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Viêm mống mắt cấp tính.
- Viêm màng bồ đáo trước.
- Một số dạng bệnh tăng nhãn áp thứ phát
- Kính áp tròng mềm.
G. Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc:
- Hấp thu toàn thân có thể xảy ra khi dùng liều cao trong điều trị tăng nhãn áp góc đóng cấp tính. Nên thận trọng khi sử dụng thuốc cho những bệnh nhân hen phế quản, loét dạ dày, tắc nghẽn niệu quản, parkinson, suy tim cấp và tăng huyết áp.
- Khuyến cáo kiểm tra đáy mắt cho bệnh nhân trước khi điều trị với pilocarpine hydroclorid vì bong võng mạc có liên quan đến việc sử dụng các thuốc co đồng tử ở người nhạy cảm và người mắc các bệnh võng mạc trước đó.
- Cần theo dõi thường xuyên trường thị giác và áp lực nội nhãn ở bệnh nhân điều trị lâu dài bằng pilocarpin cho bệnh tăng nhãn áp góc mở mãn tính.
- Thuốc này có chứa benzalkonium clorid. Benzalkonium clorid có thể bị kính áp tròng hấp thu và làm thay đổi màu kính áp tròng. Bệnh nhân nên tháo kính áp tròng trước khi sử dụng thuốc này và mang kính trở lại 15 phút sau khi nhỏ thuốc. Benzalkonium clorid cũng có thể gây kích ứng mắt, đặc biệt khi bệnh nhân bị khô mắt hay có bất thường về giác mạc. Khi mắt của bệnh nhân có cảm giác bất thường, kim chích hoặc đau sau khi nhỏ thuốc, hãy thông báo cho bác sĩ.
H. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:
H.1 Phụ nữ mang thai:
- An toàn của pilocarpin cho phụ nữ mang thai chưa được thiết lập. Thuốc nhỏ mắt pilocarpin có thể được hấp thu toàn thân và có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh: trẻ có dấu hiệu giống như viêm màng não sơ sinh như bồn chồn, co giật, toát mồ hôi và hạ thân nhiệt. Do đó, chỉ nên sử dụng thuốc nhỏ mắt PILO Drop cho phụ nữ có thai khi thật sự cần thiết.
H.2 Phụ nữ cho con bú:
- An toàn của pilocarpin cho phụ nữ cho con bú chưa được thiết lập. Chưa biết pilocarpin có được bài tiết vào sữa mẹ hay không, do đó chỉ nên sử dụng khi có chỉ định rõ ràng.
I. Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc
- Tác dụng co đồng tử của pilocarpin có thể gây khó khăn cho việc điều tiết mắt trong bóng tối, do đó cần thận trọng nếu lái xe hoặc vận hành máy móc trong điều kiện ánh sáng yếu. Bệnh nhân không nên lái xe hoặc vận hành máy móc nếu bị mờ mắt.
J. Tương tác, tương kỵ của thuốc:
- Nếu hấp thu toàn thân xảy ra, pilocarpin có thể làm tăng tác dụng của rượu, thuốc ức chế cholinesterase và làm giảm tác dụng của thuốc kháng cholinergic.
- Các thuốc sau có thể làm tăng tác dụng của pilocarpin: thuốc ức chế cholinesterase, IMAO, phenothiazin, thuốc kháng histamin và thuốc chống trầm cảm ba vòng.
- Thuốc kháng adrenergic có thể làm giảm tác dụng của pilocarpin.
K. Tác dụng không mong muốn của thuốc:
L. Quá liều và cách xử trí:
- Nếu vô tình uống phải pilocarpin, dùng biện pháp gây nôn hoặc rửa dạ dày. Bệnh nhân cần được theo dõi các dấu hiệu nhiễm độc pilocarpin như tăng tiết nước bọt và nước mắt, vã mồ hôi, buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Nếu có các dấu hiệu này, có thể điều trị bằng các thuốc kháng cholinergic như atropin.
M. Đặc tính dược lực học
Nhóm tác dụng dược lý: thuốc cường phó giao cảm
Mã ATC: S01EB01
- Pilocarpin là một alcaloid có nguồn gốc thực vật tự nhiên, là một chất chủ vận cholinergic tác dụng trực tiếp. Nó hoạt động chủ yếu ở các vị trí thụ thể muscarinic cả ngoại vi và trung tâm, ảnh hưởng đến cơ trơn, hệ thống tim mạch và tuyến ngoại tiết.
- Cơ chế chính xác làm giảm áp lực nội nhãn của pilocarpin chưa được biết rõ. Pilocarpin được cho là làm tăng thoát lưu thủy dịch bởi co rút các sợi cơ dọc của cơ thể mi, kéo vào củng mạc và vùng bè, từ đó làm giảm áp lực nội nhãn. Khi sử dụng lâu dài, pilocarpin cũng có thể làm giảm sự hình thành thủy dịch. Thuốc tác động lên các vị trí thụ thể muscarinic của cơ thể mi và cơ mống mắt, gây ra co thắt tại chỗ và co đồng tử với các mức độ khác nhau.
N. Đặc tính dược động học:
- Sau khi nhỏ thuốc PILO Drop vào túi kết mạc, tác dụng co đồng tử xuất hiện trong vòng 10-30 phút, hiệu quả tối đa trong vòng 30 phút. Tình trạng co đồng tử thường kéo dài 4-8 giờ, hiếm khi lên đến 20 giờ. Tác dụng giảm áp lực nội nhãn xuất hiện trong vòng 60 phút, cực đại trong vòng 75 phút và hiệu quả có thể kéo dài từ 4-14 giờ. Tác dụng co thắt tại chỗ bắt đầu trong khoảng 15 phút và kéo dài khoảng 2-3 giờ.
O. Quy cách đóng gói:
- PILO Drop đóng gói Ống 5ml. Hộp 1 ống nhựa.
P. Hạn dùng:
- 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
- 15 ngày sau khi mở nắp
Q. Tiêu chuẩn chất lượng:
- Tiêu chuẩn cơ sở
R. Nhà sản xuất:
Công ty Cổ Phần Dược Phẩm CPC1 Hà Nội
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Hà Bình Phương, xã Văn Bình, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
Sản phẩm liên quan Uni Atropin 1%: https://nhathuocmathdhanoi.com/product/uni-atropin-1-0-5ml-vn/
Thông tin về pilocarpin: https://en.wikipedia.org/wiki/Pilocarpine